Mực in offset khá đa dạng, mỗi một loại mực đều có những đặc điểm, thành phần và tính ứng dụng khác nhau, một số đơn vị in ấn sẽ kết hợp nhiều loại mực lại với nhau theo quy chuẩn riêng để cho ra mực in phù hợp với yêu cầu khách hàng. Bên cạnh đó, các kỹ thuật viên khi in cũng cần phải hiểu rõ được tính chất của từng loại mực in offset để tùy chỉnh máy theo chất liệu in nhằm tạo ra bản in đẹp nhất, chuẩn màu với thiết kế.
Sơ lược về in offset
In offset là công nghệ in ấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay được, phần lớn các ấn phẩm như bao bì giấy, mẫu lịch lò xo, catalogue, tờ rơi…thường dùng mục offset. Với công đoạn in bằng cách cho các hình ảnh dính mực in offset, kế đến ép lên các tấm cao su hoặc tấm offset rồi mới đưa lên giấy để in ra hình. Một trong những yếu tố ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng in và tránh được trường hợp bản in có màu không đúng với thiết kế đó chính là mực in offset.
Tìm hiểu mực in Offset là gì?
Mực offset thường là một thể chứa nhiều hạt pigment được hòa lẫn đều với các chất liệu liên kết hay nói đơn giản là chất dẫn. Hạt pigment có khả năng tạo màu và ảnh hưởng đến độ trong, đục của mực in.
Bên trong của lớp mực in offset thì chất liệu liên kết thường tồn tại ở dạng đặc với độ nhớt là 40-100 Pa.s, sở hữu độ ẩm cao, bền khi tiếp xúc nước cũng như có khả năng kết dính các hạt pigment lên bên trên của chất liệu in. Tiện ích khi sử dụng mực in offset là tránh được các tình trạng nhũ tương.
Đặc điểm của mực in offset
Mực in offset trên thị trường khá đa dạng, mỗi loại sở hữu một đặc tính khác nhau, mục đích là có thể tạo ra loại mực có tính chất phù hợp khi được sử dụng với các chất liệu khác nhau.
Quy chuẩn trong việc pha mực offset cũng chịu ảnh hưởng từ tay nghề, kinh nghiệm của kỹ thuật viên cũng như nhu cầu sử dụng nên hầu như không có một nguyên tắc nhất định nào đối với việc pha mực in offset.
Cấu tạo thành phần của mực in có thể sẽ không giống nhau về độ trong suốt, độ bền cũng như khả năng sáng màu, chịu nhiệt khi tiếp xúc với điều kiện môi trường khắc nghiệt như hóa chất tẩy rửa.
Trong quy trình in offset thì mực in sẽ tiếp xúc với nước sinh ra độ ẩm nhưng cần chú ý tránh để mực in pha lẫn quá nhiều nước, nếu không bề mặt in ấn dễ xảy ra hiện tượng bị bắt màng dơ và có một lớp mực mỏng. Đây là vấn đề cực kì quan trọng khi sử dụng mực in offset để in ấn. Người thợ đảm nhiệm công việc này cần có kinh nghiệm, chuyên môn cao để tạo ra những sản phẩm tốt nhất.
Ngoài ra thì có nhiều phương pháp để các xưởng in có thể là mực in offset khô nhanh hơn. Một số mực in offset có thể chứa dầu làm khô hoặc nhựa thông kết hợp với dung môi để giúp cho quý trình khô nhanh hơn, hấp thụ mức in tốt hơn. Ngoài ra thì còn có một số mực in khô bằng phương pháp gia nhiệt, nghĩa là khi ở nhiệt độ cao thì các chất dung môi sẽ bay hơi nhanh hơn và sản phẩm sẽ khô nhanh chóng.
Cấu tạo, thành phần của mực offset
Thành phần cơ bản của các loại mực in offset thường bao gồm: Pích măng (có 2 loại là pích măng và pích măng độn), chất tạo màng hay còn gọi là chất liên kết, kèm theo những chất phụ gia khác (như chất để làm khô nhanh, chất điều chỉnh độ dính, độ bóng và chất chống dính bẩn)
Pích măng
Lượng và chất lượng của pích măng cần được xác định căn cứ theo độ bề của màng mực in. Tất cả các loại pích măng được sử dụng để sản xuất mực in cần phải đảm bảo không tan trong dung môi hay các chất liên kết khác.
Pích măng màu: được dùng phổ biến khi sản xuất mực in offset, pích măng màu thường bền màu với axit, kiềm và một số không tan trong dung môi hữu cơ.
Pích măng độn: Có khả năng làm tăng độ sáng của tông màu, giúp người thợ dễ dàng căn chỉnh được độ nhớt và giảm thiểu tình trạng bám bụi, qua đó giảm giá chi phí in.
Chất tạo màng
Chất tạo màng hay còn gọi là chất liên kết trong quá trình in offset thì cần phải sử dụng chất tạo màng có khả năng thấm ướt tốt và kỵ nước.
Tác dụng và dặc điểm của chất liên kết đó là: giúp tạo thành một lớp màng bảo vệ cho sản phẩm in, tăng khả năng bám dính của pích măng trên bề mặt in.
Thành phần của chất liên kết được sử dụng trong mực in offset là một hỗn hợp dầu và nhựa.
Chất phụ gia
Có nhiều chất phụ gia được sử dụng trong các loại mực in offset, bao gồm:
Chất làm khô: giúp cho quá trình khô của mực in offset nhanh hơn, sản phẩm sau khi in sẽ nhanh chóng có thể sử dụng.
Chất chống dính: chất này giúp tờ in chống dính bẩn ở mặt sau.
Chất tăng độ bóng: sử dụng véc ni bóng để giúp màng mực in tăng thêm độ bóng sáng.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mực in offset, hy vọng với những nội dung được xuongintui.com chia sẻ có thể giúp bạn chọn được những loại mực in ấn đáp ứng được nhu cầu của mình. Nếu bạn không chuyên thì có thể liên hệ với những đơn vị in uy tín để được tư vấn chi tiết, rõ ràng hơn.