In offset là công nghệ in ấn được sử dụng nhiều nhất hiện nay vì khả năng ứng dụng đa dạng của nó. Dù cho là in ấn bao bì quảng cáo hay lám ấn phẩm văn phòng thì đều có thể áp dụng kỹ thuật in offset. Để tìm hiểu kỹ hơn về công nghệ in này cũng như những ứng dụng của in offset trong thực tế, dưới đây.

Tìm hiểu công nghệ in offset là gì

In offset là một kỹ thuật in được áp dụng rất rộng rãi trong ngành in ấn. Trong đó, các hình ảnh dính mực sẽ được ép các tấm offset (hay còn gọi làtấm cao su) rồi mới được in lên giấy. Công nghệ in offset nếu dùng in thạch bản sẽ có tác dụng hạn chế được việc làm nước bị dính lên giấy theo mực in offset, chưa kể cũng cho ra sản phẩm có chất lượng in ấn tốt nhất.

In offset là gì

Công nghệ in offset ngày nay đã trở thành kỹ thuật in không thể thiếu trong in ấn kinh doanh thương mại tạo ra các sản phẩm có màu sắc mẫu mã chuyên nghiệp. Khi áp dung kỹ thuật in này thì các sản phẩm in  luôn đạt chất lượng cao nhất với màu in chuẩn với thiết kế, sắc nét, không có những lỗi in mờ, mực in bị lốm đốm, in nhoè, hay in không đúng màu…

Nguyên lý vận hành của kỹ thuật in offset

Cần biết rằng nguyên lý của in offset là hình thức in phẳng, các chi tiết hình ảnh được thể hiện trên bản in có đặc điẻm quang hoá để cho ra các phần tử in bắt mực và phần tử không in thì bắt nước. In offset luôn sử dụng hình ảnh thuận tức hình ảnh trên khuôn in bắt buộc phải là  hình ảnh có cùng phương với tờ in.

Ưu điểm và nhược điểm của công nghệ in offset

Ưu điểm của in offset

  • Chất lượng sản phẩm sau khi in có chất lượng cao
  • Thời gian hoàn thành các bản in khá nhanh nên có thể đáp ứng nhu cầu in với số lượng lớn
  • Tiết kiệm ngân sách rất nhiều trong trường hợp in với số lượng lớn, đặc biệt là trong in ấn thương mại

Nhược điểm của in offset

  • Tốn nhiều thời gian chuẩn bị trước khi in
  • Bản thiết kế phải được kiểm tra cẩn thận trước khi in, bởi khi in xong nếu phát hiện ra lỗi bắt buộc phải hủy với số lượng lớn dẫn đến lãng phí
  • Trong trường hợp in với số lượng nhỏ sẽ rất tốn ngân sách

Ứng dụng của kỹ thuật in offset

ứng dụng của In offset

Công nghệ in offset có thể được ứng dụng in với nhiều chất liệu giấy như giấy couche, giấy ivory, giấy kraft hoặc kể cả giấy mỹ thuật, giấy nhựa,… Xem thêm: Các loại giấy in offset phổ biến

Bên cạnh đó, công nghệ in offset thường được lựa chọn để sản xuất các ấn phẩm như:

  • Làm ấn phẩm văn phòng: danh thiếp, bao thư, tiêu đề thư, folder
  • Làm bao bì: decal, túi đựng bằng giấy kraft, in hộp đựng bằng giấy…
  • Làm ấn phẩm truyền thông, quảng cáo: tờ rơi, brochure, in catalogue, voucher
  • Làm ấn phẩm tết: lịch tết, bao lì xì, thiệp chúc mừng

Quy trình các bước in offset

Bước 1: Tiến hành thiết kế chế bản

Tạo một bản thiết kế hoàn chỉnh trên máy tính. Bạn cần sản phẩm in của mình được in ấn như thế nào thì bạn phải thiết kế sản phẩm của mình trên máy tính đúng như thế. Hãy đầu tư nhiều thời gian hơn một chút cho công đoạn này. Bởi sau khi đã in ra rồi thì không thể sửa.

Bước 2: Output Film

Sau khi đã chế bản xong thì xuất file để outfilm, đối với những bản in cần có nhiều màu, Film sẽ được out thành bốn tấm tượng trưng cho bốn lớp màu C (Cyan), M (Magenta), Y (Yellow), K (Black). Còn nếu là những bản in một màu thì có thể bỏ qua công đoạn xuất film.

Bước 3: Tiến hành phơi bản kẽm

Khi đã có 4 tấm phim, kỹ thuật viên đem phơi từng tấm một lên bản kẽm. Lúc này ta đã có 4 bản kẽm tượng trưng cho 4 màu chính được gọi là C, M, Y, K.

Bước 4: In Offset

Đơn vị in ấn sẽ tiến hành in từng màu một, in màu gì trước, màu gì sau sẽ phụ thuộc kinh nghiệm của người đảm nhận. Đầu tiên, sẽ lựa chọn một trong 4 kẽm trong hệ màu CMYK với mục đích lắp lên quả lô máy in Offset.

Ở phần vào mực của máy kỹ thuật viên sẽ cho loại mực tương ứng và bắt đầu in. Quả lô quay qua tờ giấy sẽ liên tục đập phần tử in xuống tờ giấy.

Sau khi đã thực hiện xong hết số lượng cần in, thợ in sẽ tháo kẽm ra, vệ sinh sạch sẽ hết phần mực cũ rồi lắp kẽm mới vào. Cứ thế cho tờ giấy đã in một màu kia vào và tiến hành làm theo các bước cũ cho đến khi làm xong hết bốn màu. Bốn màu in chồng lên nhau sẽ cho ra sản phẩm in cuối cùng.

Trong quá trình thực hiện, với mỗi màu thì kỹ thuật viên sẽ phải tiền hành chạy thử khoảng 50 bản cho màu thật ổn định. Toàn bộ quá trình sẽ rơi vào tầm 200 bản chạy thử. Do đó, khi áp dụng công nghệ in offset số lượng ít, người ta sẽ phải tính dư giấy ra khoảng 200 tờ in để trừ hao cho quá trình chạy thử.

quy trình In offset

Bước 5: Gia công thành phẩm sau khi in

Khi in xong, thành phẩm sẽ được tiến hành gia công cán láng. Cán láng là quá trình cán lớp màng mỏng lên bề mặt của tờ giấy in, điều này có tác dụng giúp tờ giấy được mịn hơn, giúp hình ảnh trở nên đẹp, tươi sáng hơn.

Có 2 hình thức cán láng là cán mờ và cán bóng: Nếu như cán mờ sẽ tạo ra bề mặt mịn và mềm thì cán bóng sẽ làm bề mặt sáng bóng hẳn lên.

Công đoạn cán láng chỉ là một cách giúp thành phẩm sau khi được đẹp hơn. Bước này chỉ được áp dụng khi khách hàng có yêu cầu.

Ngoài gia công cán láng, sau khi in xong kỹ thuật viên sẽ dùng máy xén để xén thành phẩm,  loại bỏ những phần in không cần thiết và giúp sản phẩm trông vừa vặn, đẹp mắt hơn.

Hi vọng qua bài viết trên của xuongintui.com sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin về kỹ thuật in offset